XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DẠ DÀY TÁ TRÀNG
CHẨN ĐOÁN
1. Nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa trên
bao gồm:
- loét dạ dày (trên 40% các trường hợp):
+ tá tràng (DU)
+ loét dạ dày (GU) ít phổ biến hơn.
- loét dạ dày hoặc viêm dạ dày:
+ sau uống rượu
+ do thuốc (salicylate, thuốc chống viêm
không steroid [NSAID], steroid).
- Trào ngược thực quản.
- Chảy máu giãn tĩnh mạch thực quản hoặc dạ
dày kết hợp với tăng áp tĩnh mạch cửa (do xơ gan, thường do rượu).
- rách Mallory-Weiss (rách thực quản sau
nôn hoặc buồn nôn).
- nguyên nhân khác như u dạ dày, tổn thương
Dieulafoy, rối loạn đông máu, pình mạch và rò đmc-ruột ở bệnh nhân có tiền sử
phẫu thuật phình động mạch chủ (AAA)
2. Tỷ lệ tử vong là 6-14%, cao nhất với độ
tuổi trên 60, chảy máu tái phát đặc biệt nếu máu đỏ tươi, do giãn tĩnh mạch (tỷ
lệ tử vong trên 20%), kèm theo sốc và rối loạn đông máu.
3. Bệnh nhân có thể biểu hiện:
- nôn ra máu:
+ máu đỏ tươi
+ máu màu 'bã cà phê'
- phân đen.
- chảy máu trực tràng
- trụy mạch và sốc.
- ngất và hạ huyết áp tư thế.
- Mệt mỏi, khó thở, đau thắt ngực…
4. Hỏi về tiền sử xuất huyết tiêu hóa, nội
soi gần đây, việc sử dụng thuốc, rượu và bệnh gan mãn tính
5. tìm dấu hiệu giảm khối lượng tuần hoàn
như xanh xao vã mồ hôi, nhịp tim nhanh, hạ huyết áp và hạ huyết áp tư thế.
- khám bụng và thăm trực tràng
- Lưu ý đặc biệt bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh
gan mãn tính bao gồm vàng da, bầm tím, sao mạch, ban đỏ lòng bàn tay, ngón tay
dùi trống, nữ hóa tuyến vú…
- Kiểm tra lách to và cổ trướng là dấu hiệu
của tăng áp tĩnh mạch cửa
6. đặt đường truyền, đo sp02 và monitor tim
- Lấy máu xét nghiệm, đông máu
ĐIỀU TRỊ
1. thở oxy liều cao qua mask. Duy trì độ
bão hòa oxy trên 94%.
2. Bắt đầu truyền dịch thay thế:
- Bắt đầu với nước muối sinh lý 10-20 ml/kg,
mục tiêu lượng nước tiểu 0,5-1 ml/kg mỗi giờ.
- truyền máu nếu chảy máu nặng hoặc bệnh
nhân bị sốc, vẫn tiếp tục chảy máu
+ nếu Hb giảm xuống dưới 70 g/L, khôi phục
lại 70-90 g/L
+ mục tiêu hb 100 g/L nếu có bệnh tim thiếu
máu cục bộ
- Thêm huyết tương tươi đông lạnh 4 đơn vị
và vitamin K 10 mg IV trong bệnh gan mãn tính với đông máu bất thường.
3. Bắt đầu thuốc ức chế bơm proton nếu có bệnh
loét dạ dày và không thể nội soi sớm (<24 h). Cho omeprazole hoặc
pantoprazole 80 mg IV tiếp theo là truyền 8 mg / h.
- dùng thuốc này có lợi nhất nếu sau nội
soi thấy không do giãn tĩnh mạch chảy máu
- Không có bằng chứng hỗ trợ dùng kháng H2
4. Cho octreotide 50 mg IV sau đó 50 mg / h
nếu giãn tĩnh mạch hoặc bệnh nhân có bệnh gan mãn tính và tăng áp tm cử+ Ngoài
ra thêm ceftriaxone 1 g IV trong bệnh gan mãn tính.
- Hoặc sử dụng terlipressin 1,7 mg IV mỗi 4
h thay vì octreotide nếu nghi giãn tĩnh mạch chảy máu
5. nội soi khẩn cấp, đặc biệt ở những bệnh
nhân bị nghi ngờ giãn tĩnh mạch, tiếp tục chảy máu, vẫn không ổn định hoặc có độ
tuổi> 60
- Nội soi sẽ phân biệt nguyên nhân của chảy
máu và cho phép điều trị nhiệt hoặc tiêm ngay lập tức khi thích hợp, hoặc thắt
giãn tĩnh mạch.
Nhận xét
Đăng nhận xét