Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Quy trình cấp cứu bộ y tế

QUY TRÌNH KỸ THUẬT DẪN LƯU MÀNG PHỔI

QUY TRÌNH KỸ THUẬT DẪN LƯU MÀNG PHỔI I. ĐẠI CƯƠNG Dẫn lưu khoang màng phổi là một can thiệp ngoại khoa tối thiểu, đặt một ống dẫn lưu vào khoang màng phổi nhằm: - Dẫn lưu sạch máu, dịch và khí trong khoang màng phổi - Giúp phổi nở tốt - Tái tạo áp lực âm trong khoang màng phổi II. CHỈ ĐỊNH - Các trường hợp tràn khí màng phổi : +          Có van (xupap) +          ở Người bệnh đang dùng máy thở +          Có áp lực sau khi chọc kim ban đầu để giảm áp +          Dai dẳng hoặc tái phát sau khi đã chọc hút đơn thuần +          Thứ phát ở Người bệnh trên 50 tuổi +          Trên một tổn thương phổi: giãn phế nang, xơ phổi, tụ cầu phổi, lao phổi.. - Tràn máu màng phổi - Tràn mủ màng phổi - Tràn máu hoặc tràn dịch màng...

QUY TRÌNH KỸ THUẬT DẪN LƯU KHÍ MÀNG PHỔI CẤP CỨU

QUY TRÌNH KỸ THUẬT DẪN LƯU KHÍ MÀNG PHỔI CẤP CỨU I. ĐẠI CƯƠNG - Chọc hút, dẫn lưu khí màng phổi là 1 kỹ thuật cấp cứu. - Thường thực hiện ở các khoa cấp cứu để điều trị các Người bệnh bị tràn khí màng phổi. - Là kỹ thuật quan trọng nhưng không phải khó thực hiện, là yêu cầu bắt buộc phải nắm rõ đối với các bác sĩ cấp cứu. II. CHỈ ĐỊNH 1. Tràn khí màng phổi tự nhiên tiên phát. 2. Tràn khí màng phổi áp lực. III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH 1. Không có chống chỉ định tuyệt đối. 2. Chống chỉ định tương đối: - Tràn khí màng phổi tự phát thứ phát (thường mở dẫn lưu màng phổi). - Tràn khí màng phổi do chấn thương không áp lực. 3. Chú ý khi có: - Rối loạn đông máu: những bất thường như giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu nên được điều chỉnh sớm nếu cần thiết. - Nhiễm trùng da tại vị trí dự định chọc hút khí, (nên chọn vị trí da không bị nhiễm trùng). VI. CHUẨN BỊ A. Người bệnh 1. Giải thích cho Người bệnh yên tâm, vì khi hút khí ra, Người bệnh sẽ đỡ khó thở. 2. Đ...

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHỌC HÚT DỊCH MÀNG PHỔI CẤP CỨU

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHỌC HÚT DỊCH MÀNG PHỔI CẤP CỨU (Quyết định số 1904 ngày 30 tháng 5 năm 2014 về việc ban hành tài liệu “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hồi sức- Cấp cứu và Chống độc ”) I. ĐẠI CƯƠNG Chọc hút dịch màng phổi nhằm mục đích hút dịch, máu, mủ, khí có nhiều trong khoang màng phổi gây suy hô hấp cấp nhằm hạn chế nguyên nhân gây tử vong. II. CÁC CHỈ ĐỊNH CHÍNH 1. TKMP trên một tổn thương phổi: giãn phế nang, xơ phổi, lao phổi, tụ cầu phổi,... 2. Tràn máu màng phổi. 3. Tràn mủ màng phổi. 4. Tràn dịch hoặc tràn máu màng phổi tái phát nhanh (nhằm gây dính). III.CHUẨN BỊ TRƯỚC DẪN LƯU 1.Người bệnh - XQ phổi mới( cùng ngày chọc ). - MC - MĐ. - Giải thích cho người bệnh và động viên người bệnh hợp tác với người thực hiện. - Tiêm atropin 0,5mg. - Tiêm an thần nếu người bệnh lo lắng hoặc có nguy cơ dẫy dụa nhiều. - Tư thế người bệnh: có tư thế nằm và ngồi. + Nằm: người bệnh nằm ngửa, thẳng người, đầu cao, thân người nghiêng ...