Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2018

QUY TRÌNH KỸ THUẬT ĐẶT ỐNG NỘI KHÍ QUẢN ĐƯỜNG MIỆNG BẰNG ĐÈN TRACHLIGHT

QUY TRÌNH KỸ THUẬT ĐẶT ỐNG NỘI KHÍ QUẢN ĐƯỜNG MIỆNG BẰNG ĐÈN TRACHLIGHT I. CHỈ ĐỊNH Giống chỉ định của đặt nội khí quản thường quy: 1. Những Người bệnh có chỉ định hô hấp hỗ trợ bằng thở máy xâm nhập: Viêm phổi, suy hô hấp, gây mê phẫu thuật… 2. Để bảo vệ đường thở - Người bệnh có nguy cơ sặc, tắc nghẽn đường hô hấp trên như bỏng, viêm thanh môn, chấn thương thanh môn - Rối loạn ý thức - Mất phản xạ thanh môn Chỉ định ưu tiên: Người bệnh có chấn thương cột sống cổ, đặt nẹp cổ II. CHỐNG CHỈ ĐỊNH 1. Không có chống chỉ định hoàn toàn trong đặt nội khí quản 2. Lưu ý đặt nội khí quản khó thực hiện trong trường hợp: NGƯỜI BỆNH bị chấn thương vùng miệng, xương hàm dưới III. CHUẨN BỊ 1. Bóng ambu 2. Bộ hút đờm rãi 3. Hệ thống cung cấp oxy 4. Nòng dẫn và hệ thống đèn của nội khí quản Trachlight: thân đèn có hai pin AAA, nòng dẫn cứng được luồn trong nòng dẫn mềm, nòng dẫn mềm có bóng đèn ở đầu và dây dẫn từ nguồn tới bóng . Hình 1: Nòng dẫn cứng và hệ th...

QUY TRÌNH KỸ THUẬT DẪN LƯU MÀNG PHỔI

QUY TRÌNH KỸ THUẬT DẪN LƯU MÀNG PHỔI I. ĐẠI CƯƠNG Dẫn lưu khoang màng phổi là một can thiệp ngoại khoa tối thiểu, đặt một ống dẫn lưu vào khoang màng phổi nhằm: - Dẫn lưu sạch máu, dịch và khí trong khoang màng phổi - Giúp phổi nở tốt - Tái tạo áp lực âm trong khoang màng phổi II. CHỈ ĐỊNH - Các trường hợp tràn khí màng phổi : +          Có van (xupap) +          ở Người bệnh đang dùng máy thở +          Có áp lực sau khi chọc kim ban đầu để giảm áp +          Dai dẳng hoặc tái phát sau khi đã chọc hút đơn thuần +          Thứ phát ở Người bệnh trên 50 tuổi +          Trên một tổn thương phổi: giãn phế nang, xơ phổi, tụ cầu phổi, lao phổi.. - Tràn máu màng phổi - Tràn mủ màng phổi - Tràn máu hoặc tràn dịch màng...

QUY TRÌNH KỸ THUẬT DẪN LƯU KHÍ MÀNG PHỔI CẤP CỨU

QUY TRÌNH KỸ THUẬT DẪN LƯU KHÍ MÀNG PHỔI CẤP CỨU I. ĐẠI CƯƠNG - Chọc hút, dẫn lưu khí màng phổi là 1 kỹ thuật cấp cứu. - Thường thực hiện ở các khoa cấp cứu để điều trị các Người bệnh bị tràn khí màng phổi. - Là kỹ thuật quan trọng nhưng không phải khó thực hiện, là yêu cầu bắt buộc phải nắm rõ đối với các bác sĩ cấp cứu. II. CHỈ ĐỊNH 1. Tràn khí màng phổi tự nhiên tiên phát. 2. Tràn khí màng phổi áp lực. III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH 1. Không có chống chỉ định tuyệt đối. 2. Chống chỉ định tương đối: - Tràn khí màng phổi tự phát thứ phát (thường mở dẫn lưu màng phổi). - Tràn khí màng phổi do chấn thương không áp lực. 3. Chú ý khi có: - Rối loạn đông máu: những bất thường như giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu nên được điều chỉnh sớm nếu cần thiết. - Nhiễm trùng da tại vị trí dự định chọc hút khí, (nên chọn vị trí da không bị nhiễm trùng). VI. CHUẨN BỊ A. Người bệnh 1. Giải thích cho Người bệnh yên tâm, vì khi hút khí ra, Người bệnh sẽ đỡ khó thở. 2. Đ...

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHỌC HÚT DỊCH MÀNG PHỔI CẤP CỨU

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHỌC HÚT DỊCH MÀNG PHỔI CẤP CỨU (Quyết định số 1904 ngày 30 tháng 5 năm 2014 về việc ban hành tài liệu “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hồi sức- Cấp cứu và Chống độc ”) I. ĐẠI CƯƠNG Chọc hút dịch màng phổi nhằm mục đích hút dịch, máu, mủ, khí có nhiều trong khoang màng phổi gây suy hô hấp cấp nhằm hạn chế nguyên nhân gây tử vong. II. CÁC CHỈ ĐỊNH CHÍNH 1. TKMP trên một tổn thương phổi: giãn phế nang, xơ phổi, lao phổi, tụ cầu phổi,... 2. Tràn máu màng phổi. 3. Tràn mủ màng phổi. 4. Tràn dịch hoặc tràn máu màng phổi tái phát nhanh (nhằm gây dính). III.CHUẨN BỊ TRƯỚC DẪN LƯU 1.Người bệnh - XQ phổi mới( cùng ngày chọc ). - MC - MĐ. - Giải thích cho người bệnh và động viên người bệnh hợp tác với người thực hiện. - Tiêm atropin 0,5mg. - Tiêm an thần nếu người bệnh lo lắng hoặc có nguy cơ dẫy dụa nhiều. - Tư thế người bệnh: có tư thế nằm và ngồi. + Nằm: người bệnh nằm ngửa, thẳng người, đầu cao, thân người nghiêng ...

Các kỹ thuật kiểm soát đường thở

Bài 2 CÁC KỸ THUẬT KIỂM SOÁT ĐƯỜNG THỞ (Tài liệu đào tạo cấp cứu cơ bản - Bộ y tế 2014) MỤC TIÊU Sau khi học xong học viên có khả năng: 1. Kể tên được những rối loạn gây tắc nghẽn đường thở thường gặp. 2. Trình bày được cách xử trí tắc nghẽn đường thở. NỘI DUNG 1. Đại cương Khai thông đường thở là một thủ thuật cấp cứu rất quan trong đối với các thầy thuốc cấp cứu nhằm đảm bảo ô xy và thông khí đầy đủ cho bệnh nhân. Các điểm chính của chăm sóc đường thở là bảo vệ đường thở, giải phóng tắc nghẽn, và kỹ thuật hút đờm giãi. Các thủ thuật khai thông đường thở có thể rất đơn giản như thay đổi tư thế đầu bệnh nhân (kỹ thuật ngửa đầu nâng cằm, ấn giữ hàm). Khai thong đường thở là một ưu tiên đầu tiên. Sau đó tiến hành thông khí miệng - miệng, miệng - mask, hoặc bóng ambu. Cuối cùng là các biện pháp bảo vệ đường thở như canuyn họng miệng, đặt nội khí quản, hoặc mở khí quản Các kỹ thuật đặt nội khí quản (đường mũi, đường miệng), nội khí quản theo trình tự nhanh, mở khí quả...

NHẬN ĐỊNH VÀ KIỂM SOÁT BAN ĐẦU BỆNH NHÂN CẤP CỨU

Bài 1 NHẬN ĐỊNH VÀ KIỂM SOÁT BAN ĐẦU BỆNH NHÂN CẤP CỨU (Tài liệu đào tạo cấp cứu cơ bản - Bộ y tế 2014) MỤC TIÊU Sau khi học xong học viên có khả năng: 1. Trình bày được các nguyên tắc chính khi tiếp cận và xử trí bệnhnhân cấp cứu. 2. Trình bày được các nguyên tắc cần tuân thủ để tránh các sai lầm. 3. Rèn luyện kỹ năng thăm khám và cấp cứu bệnh nhân theo 2 bước(primary và secondary). 4. Rèn luyện tác phong khẩn trương và phản ứng theo trình tự. NỘI DUNG 1. Khái niệm về cấp cứu - Cấp cứu thường được dùng để chỉ các tình trạng bệnh nội/ ngoại cần được đánh giá và điều trị ngay. Các tình trạng cấp cứu có thể là:+ Nguy kịch (khẩn cấp) (critical): bệnh nhân có bệnh lý, tổn thương, rối loạn đe dọa tính mạng, nguy cơ tử vong nhanh chóng nếu không được can thiệp cấp cứu ngay.+ Cấp cứu (emergency): bệnh nhân có bệnh lý, tổn thương, rối loạn có thể tiến triển nặng lên nếu không được can thiệp điều trị nhanh chóng - Công tác thực hành cấp cứu có nhiệm vụ đá...