Chuyển đến nội dung chính

Xuất huyết tiêu hóa dạ dày tá tràng


XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DẠ DÀY TÁ TRÀNG
CHẨN ĐOÁN
1. Nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa trên bao gồm:
- loét dạ dày (trên 40% các trường hợp):
+ tá tràng (DU)
+ loét dạ dày (GU) ít phổ biến hơn.
- loét dạ dày hoặc viêm dạ dày:
+ sau uống rượu
+ do thuốc (salicylate, thuốc chống viêm không steroid [NSAID], steroid).
- Trào ngược thực quản.
- Chảy máu giãn tĩnh mạch thực quản hoặc dạ dày kết hợp với tăng áp tĩnh mạch cửa (do xơ gan, thường do rượu).
- rách Mallory-Weiss (rách thực quản sau nôn hoặc buồn nôn).
- nguyên nhân khác như u dạ dày, tổn thương Dieulafoy, rối loạn đông máu, pình mạch và rò đmc-ruột ở bệnh nhân có tiền sử phẫu thuật phình động mạch chủ (AAA)
2. Tỷ lệ tử vong là 6-14%, cao nhất với độ tuổi trên 60, chảy máu tái phát đặc biệt nếu máu đỏ tươi, do giãn tĩnh mạch (tỷ lệ tử vong trên 20%), kèm theo sốc và rối loạn đông máu.
3. Bệnh nhân có thể biểu hiện:
- nôn ra máu:
+ máu đỏ tươi
+ máu màu 'bã cà phê'
- phân đen.
- chảy máu trực tràng
- trụy mạch và sốc.
- ngất và hạ huyết áp tư thế.
- Mệt mỏi, khó thở, đau thắt ngực…
4. Hỏi về tiền sử xuất huyết tiêu hóa, nội soi gần đây, việc sử dụng thuốc, rượu và bệnh gan mãn tính
5. tìm dấu hiệu giảm khối lượng tuần hoàn như xanh xao vã mồ hôi, nhịp tim nhanh, hạ huyết áp và hạ huyết áp tư thế.
- khám bụng và thăm trực tràng
- Lưu ý đặc biệt bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh gan mãn tính bao gồm vàng da, bầm tím, sao mạch, ban đỏ lòng bàn tay, ngón tay dùi trống, nữ hóa tuyến vú…
- Kiểm tra lách to và cổ trướng là dấu hiệu của tăng áp tĩnh mạch cửa
6. đặt đường truyền, đo sp02 và monitor tim
- Lấy máu xét nghiệm, đông máu
ĐIỀU TRỊ
1. thở oxy liều cao qua mask. Duy trì độ bão hòa oxy trên 94%.
2. Bắt đầu truyền dịch thay thế:
- Bắt đầu với nước muối sinh lý 10-20 ml/kg, mục tiêu lượng nước tiểu 0,5-1 ml/kg mỗi giờ.
- truyền máu nếu chảy máu nặng hoặc bệnh nhân bị sốc, vẫn tiếp tục chảy máu
+ nếu Hb giảm xuống dưới 70 g/L, khôi phục lại 70-90 g/L
+ mục tiêu hb 100 g/L nếu có bệnh tim thiếu máu cục bộ
- Thêm huyết tương tươi đông lạnh 4 đơn vị và vitamin K 10 mg IV trong bệnh gan mãn tính với đông máu bất thường.
3. Bắt đầu thuốc ức chế bơm proton nếu có bệnh loét dạ dày và không thể nội soi sớm (<24 h). Cho omeprazole hoặc pantoprazole 80 mg IV tiếp theo là truyền 8 mg / h.
- dùng thuốc này có lợi nhất nếu sau nội soi thấy không do giãn tĩnh mạch chảy máu
- Không có bằng chứng hỗ trợ dùng kháng H2
4. Cho octreotide 50 mg IV sau đó 50 mg / h nếu giãn tĩnh mạch hoặc bệnh nhân có bệnh gan mãn tính và tăng áp tm cử+ Ngoài ra thêm ceftriaxone 1 g IV trong bệnh gan mãn tính.
- Hoặc sử dụng terlipressin 1,7 mg IV mỗi 4 h thay vì octreotide nếu nghi giãn tĩnh mạch chảy máu
5. nội soi khẩn cấp, đặc biệt ở những bệnh nhân bị nghi ngờ giãn tĩnh mạch, tiếp tục chảy máu, vẫn không ổn định hoặc có độ tuổi> 60
- Nội soi sẽ phân biệt nguyên nhân của chảy máu và cho phép điều trị nhiệt hoặc tiêm ngay lập tức khi thích hợp, hoặc thắt giãn tĩnh mạch.



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cas lâm sang PVC nhịp đôi

Cas lâm sàng này được 1 bạn là thành viên của Group CNKT y khoa nhờ giúp đỡ. Câu hỏi Bệnh nhân nữ 79 tuổi, tức vùng thượng vị lan lên cổ, HA: 60/40mmhg. Các bác xử trí sao ạ. Link Bài viết gốc tại Group Cập nhật kiến thức y Khoa Trả lời Những comment có giá trị. Theo Bs Phạm Minh : Bệnh nhân này check xem suy tim không, đang dùng thuốc gì. hình ảnh này gợi ý ngộ độc digoxin, Bệnh nhân có tiền sử bệnh tim 2 năm nay, lâu lâu lên cơn mệt, người đồng bào, không dùng thuốc gì ở nhà ạ!   Siêu âm tim Ef 32%. Huyết áp lúc mới nhập viện: 100/60 Cũng theo Bs Minh thì: nghĩ kali có giảm. 1 bù kali 2 cho mgs04 nếu là anh xử trí  Kali 3,7 mmol anh ạ! Em mới pha nor liều thấp và cho truyền dịch chậm. Hình ảnh xem tại D1. Chờ xét nghiệm men tim. Bs Minh tiếp tục truy vấn: dùng nor rồi e có nghĩ dùng gì để xóa PVC không ? Và phân tích tiếp: các nguyên nhân có thể gây PVC nhịp đôi: thiếu máu cục bộ sau nhồi máu cơ tim, ngộ độc digoxin, hạ kali, hạ magne, dùng chủ...

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHỌC HÚT DỊCH MÀNG PHỔI CẤP CỨU

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHỌC HÚT DỊCH MÀNG PHỔI CẤP CỨU (Quyết định số 1904 ngày 30 tháng 5 năm 2014 về việc ban hành tài liệu “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hồi sức- Cấp cứu và Chống độc ”) I. ĐẠI CƯƠNG Chọc hút dịch màng phổi nhằm mục đích hút dịch, máu, mủ, khí có nhiều trong khoang màng phổi gây suy hô hấp cấp nhằm hạn chế nguyên nhân gây tử vong. II. CÁC CHỈ ĐỊNH CHÍNH 1. TKMP trên một tổn thương phổi: giãn phế nang, xơ phổi, lao phổi, tụ cầu phổi,... 2. Tràn máu màng phổi. 3. Tràn mủ màng phổi. 4. Tràn dịch hoặc tràn máu màng phổi tái phát nhanh (nhằm gây dính). III.CHUẨN BỊ TRƯỚC DẪN LƯU 1.Người bệnh - XQ phổi mới( cùng ngày chọc ). - MC - MĐ. - Giải thích cho người bệnh và động viên người bệnh hợp tác với người thực hiện. - Tiêm atropin 0,5mg. - Tiêm an thần nếu người bệnh lo lắng hoặc có nguy cơ dẫy dụa nhiều. - Tư thế người bệnh: có tư thế nằm và ngồi. + Nằm: người bệnh nằm ngửa, thẳng người, đầu cao, thân người nghiêng ...

QUY TRÌNH KỸ THUẬT ĐẶT ỐNG NỘI KHÍ QUẢN ĐƯỜNG MIỆNG BẰNG ĐÈN TRACHLIGHT

QUY TRÌNH KỸ THUẬT ĐẶT ỐNG NỘI KHÍ QUẢN ĐƯỜNG MIỆNG BẰNG ĐÈN TRACHLIGHT I. CHỈ ĐỊNH Giống chỉ định của đặt nội khí quản thường quy: 1. Những Người bệnh có chỉ định hô hấp hỗ trợ bằng thở máy xâm nhập: Viêm phổi, suy hô hấp, gây mê phẫu thuật… 2. Để bảo vệ đường thở - Người bệnh có nguy cơ sặc, tắc nghẽn đường hô hấp trên như bỏng, viêm thanh môn, chấn thương thanh môn - Rối loạn ý thức - Mất phản xạ thanh môn Chỉ định ưu tiên: Người bệnh có chấn thương cột sống cổ, đặt nẹp cổ II. CHỐNG CHỈ ĐỊNH 1. Không có chống chỉ định hoàn toàn trong đặt nội khí quản 2. Lưu ý đặt nội khí quản khó thực hiện trong trường hợp: NGƯỜI BỆNH bị chấn thương vùng miệng, xương hàm dưới III. CHUẨN BỊ 1. Bóng ambu 2. Bộ hút đờm rãi 3. Hệ thống cung cấp oxy 4. Nòng dẫn và hệ thống đèn của nội khí quản Trachlight: thân đèn có hai pin AAA, nòng dẫn cứng được luồn trong nòng dẫn mềm, nòng dẫn mềm có bóng đèn ở đầu và dây dẫn từ nguồn tới bóng . Hình 1: Nòng dẫn cứng và hệ th...