Chuyển đến nội dung chính

Bệnh nhân lú lẫn


BỆNH NHÂN LÚ LẪN
Lú lẫn hoặc mê sảng là rối loạn thoáng qua của nhận thứ+ Đây là một hội chứng (không phải là một chẩn đoán) với nhiều nguyên nhân
Chẩn đoán
1. bệnh nhân lú lẫn cấp tính có thể dễ nhầm với mất trí nhớ hoặc trầm cảm ở người già (xem tr. 120), hoặc thậm chí tâm thần phân liệt cấp tính.
2. Khởi phát thường đột ngột:
- rối loạn ý thức, mất định hướng không gian và thời gian, giảm tri giác, ảo giác và ảo tưởng khứu giác hoặc xúc giác thị giác.
- không tập trung, bồn chồn, khó chịu, rối loạn cảm xúc
- tăng kích thích và rối loạn chu kỳ ngủ- thức, giảm hoạt động
3. Nguyên nhân của sự lú lẫn.
- Thiếu oxy
+ nhiễm trùng vùng ngực, COPD, thuyên tắc phổi, suy tim
+ suy hô hấp do các loại thuốc, hoặc yếu cơ, ví dụ hội chứng Guillain- Barré, nhược cơ hoặc teo cơ
+ chấn thương ngực hoặc chấn thương sọ não
+ chết đuối, ngạt khói.
- thuốc
+ nhiễm độc hoặc cai rượu, thuốc an thần, cocaine, amphetamine, phencyclidine
+ tác dụng phụ (đặc biệt là ở người già với nhiều loại thuốc) thuốc giảm đau, thuốc chống co giật, thuốc hướng thần, digoxin, thuốc kháng cholinergic và thuốc điều trị parkinson như benzhexol (trihexyphenidyl) và levodopa
+ sử dụng không thích hợp, chẳng hạn như steroid
- não
+ viêm màng não, viêm não
+ chấn thương sọ não
+ sau đột quỵ, co giật
+ tai biến mạch máu não, xuất huyết dưới màng nhện
+ khối choán chỗ, ví dụ khối u, áp xe hoặc tụ máu
+ bệnh não- tăng huyết áp
+ viêm mạch như lupus ban đỏ hệ thống (SLE).
- rối loạn chuyển hóa
+ suy hô hấp, tim, thận hoặc gan
+ rối loạn điện giải, chẳng hạn như hạ natri máu, tăng canxi huyết hoặc tăng natri
+ thiếu vitamin, ví dụ thiamine (bệnh não Wernicke), acid nicotinic hoặc B12
+ rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp tính.
-Nội tiết
+ hạ đường huyết hay tăng đường huyết
+ nhiễm độc giáp, phù niêm, Cushing, hội chứng cường cận giáp, bệnh Addison.
- sốc nhiễm khuẩn
+ đường tiết niệu, đường mật, màng não hoặc sốt rét.
- trường hợp
+ sau phẫu thuật (nhiều yếu tố bao gồm thuốc, thiếu oxy máu, nhiễm trùng, đau, vv)
+ bí tiểu hoặc thay đổi môi trường ở người già (hiếm khi là nguyên nhân duy nhất).
4. Xây dựng một bức tranh trong đó có các nguyên nhân có thể thu thập từ tiền sử, thăm khám
5. Ghi lại những dấu hiệu quan trọng bao gồm nhiệt độ, nhịp thở, nhịp tim, huyết áp và số điểm Glasgow Coma Scale (GCS).
- Bất kỳ sự bất thường nào trong các dấu hiệu trên cần nghĩ là có nguyên nhân cho đến khi chứng minh được điều ngược lại
Xử trí
1. đánh giá trạng thái tâm thần (see Table 2.10).
- Đánh giá sự suy giảm nhận thức, chú ý, định hướng, tính toán, ngôn ngữ, thực hiện hành động, viết
- Điểm <24 cho thấy có suy giảm nhận thức và có thể là nguyên nhân.
2. Kiểm tra các yếu tố dưới đây nhưng phải loại trừ hạ đường huyết đầu tiên
- CTM, đông máu
- Điện giải, ure, glucose máu, chức năng gan, calci, chức năng tuyến giáp (TFTs).
- Test morphine kể cả ethanol.
- ABGs.
- Cấy máu.
- ECG, CXR.
- CT sọ.
- Chọc DNT. See page 481.
Rối loạn liên quan rượu
Lạm dụng rượu có liên quan nhiều loại chấn thương như tai nạn, sự cố trong nhà, tự tử, chết đuối, lạm dụng trẻ em, ngã ở người già, hội chứng cai
Đo nồng độ rượu
- Có nhiều phương pháp như đo hơi thở, xét nghiệm nước tiểu, máu.
- Ngưỡng giới hạn tại Úc theo pháp luật được lái xe là 0,05 g / 100 ml ở mỗi tiểu bang hoặc vùng lãnh thổ.
- Giới hạn nồng độ cồn được lái xe ở Anh là cồn trong máu dưới 80 mg% (0,08 g /100ml).
Ngộ độc khi nồng độ trên 150 mg% (0,15 g / 100ml), và hôn mê thường xảy ra ở nồng độ 300 mg% (0,30 g / 100ml).

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cas lâm sang PVC nhịp đôi

Cas lâm sàng này được 1 bạn là thành viên của Group CNKT y khoa nhờ giúp đỡ. Câu hỏi Bệnh nhân nữ 79 tuổi, tức vùng thượng vị lan lên cổ, HA: 60/40mmhg. Các bác xử trí sao ạ. Link Bài viết gốc tại Group Cập nhật kiến thức y Khoa Trả lời Những comment có giá trị. Theo Bs Phạm Minh : Bệnh nhân này check xem suy tim không, đang dùng thuốc gì. hình ảnh này gợi ý ngộ độc digoxin, Bệnh nhân có tiền sử bệnh tim 2 năm nay, lâu lâu lên cơn mệt, người đồng bào, không dùng thuốc gì ở nhà ạ!   Siêu âm tim Ef 32%. Huyết áp lúc mới nhập viện: 100/60 Cũng theo Bs Minh thì: nghĩ kali có giảm. 1 bù kali 2 cho mgs04 nếu là anh xử trí  Kali 3,7 mmol anh ạ! Em mới pha nor liều thấp và cho truyền dịch chậm. Hình ảnh xem tại D1. Chờ xét nghiệm men tim. Bs Minh tiếp tục truy vấn: dùng nor rồi e có nghĩ dùng gì để xóa PVC không ? Và phân tích tiếp: các nguyên nhân có thể gây PVC nhịp đôi: thiếu máu cục bộ sau nhồi máu cơ tim, ngộ độc digoxin, hạ kali, hạ magne, dùng chủ...

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHỌC HÚT DỊCH MÀNG PHỔI CẤP CỨU

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHỌC HÚT DỊCH MÀNG PHỔI CẤP CỨU (Quyết định số 1904 ngày 30 tháng 5 năm 2014 về việc ban hành tài liệu “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hồi sức- Cấp cứu và Chống độc ”) I. ĐẠI CƯƠNG Chọc hút dịch màng phổi nhằm mục đích hút dịch, máu, mủ, khí có nhiều trong khoang màng phổi gây suy hô hấp cấp nhằm hạn chế nguyên nhân gây tử vong. II. CÁC CHỈ ĐỊNH CHÍNH 1. TKMP trên một tổn thương phổi: giãn phế nang, xơ phổi, lao phổi, tụ cầu phổi,... 2. Tràn máu màng phổi. 3. Tràn mủ màng phổi. 4. Tràn dịch hoặc tràn máu màng phổi tái phát nhanh (nhằm gây dính). III.CHUẨN BỊ TRƯỚC DẪN LƯU 1.Người bệnh - XQ phổi mới( cùng ngày chọc ). - MC - MĐ. - Giải thích cho người bệnh và động viên người bệnh hợp tác với người thực hiện. - Tiêm atropin 0,5mg. - Tiêm an thần nếu người bệnh lo lắng hoặc có nguy cơ dẫy dụa nhiều. - Tư thế người bệnh: có tư thế nằm và ngồi. + Nằm: người bệnh nằm ngửa, thẳng người, đầu cao, thân người nghiêng ...

QUY TRÌNH KỸ THUẬT ĐẶT ỐNG NỘI KHÍ QUẢN ĐƯỜNG MIỆNG BẰNG ĐÈN TRACHLIGHT

QUY TRÌNH KỸ THUẬT ĐẶT ỐNG NỘI KHÍ QUẢN ĐƯỜNG MIỆNG BẰNG ĐÈN TRACHLIGHT I. CHỈ ĐỊNH Giống chỉ định của đặt nội khí quản thường quy: 1. Những Người bệnh có chỉ định hô hấp hỗ trợ bằng thở máy xâm nhập: Viêm phổi, suy hô hấp, gây mê phẫu thuật… 2. Để bảo vệ đường thở - Người bệnh có nguy cơ sặc, tắc nghẽn đường hô hấp trên như bỏng, viêm thanh môn, chấn thương thanh môn - Rối loạn ý thức - Mất phản xạ thanh môn Chỉ định ưu tiên: Người bệnh có chấn thương cột sống cổ, đặt nẹp cổ II. CHỐNG CHỈ ĐỊNH 1. Không có chống chỉ định hoàn toàn trong đặt nội khí quản 2. Lưu ý đặt nội khí quản khó thực hiện trong trường hợp: NGƯỜI BỆNH bị chấn thương vùng miệng, xương hàm dưới III. CHUẨN BỊ 1. Bóng ambu 2. Bộ hút đờm rãi 3. Hệ thống cung cấp oxy 4. Nòng dẫn và hệ thống đèn của nội khí quản Trachlight: thân đèn có hai pin AAA, nòng dẫn cứng được luồn trong nòng dẫn mềm, nòng dẫn mềm có bóng đèn ở đầu và dây dẫn từ nguồn tới bóng . Hình 1: Nòng dẫn cứng và hệ th...